Nghiên cứu của Visa cho thấy việc chuyển đổi sang thanh toán điện tử đóng góp 880 triệu USD cho GDP Việt Nam
06/02/2016
Dữ liệu của Visa chứng minh sự tăng trưởng mạnh mẽ của phương thức thanh toán điện tử tại thị trường Việt Nam
Theo nghiên cứu phân tích do Moody thực hiện, việc gia tăng sử dụng các sản phẩm thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước đóng góp 880 triệu USD vào tổng giá trị GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. Song song đó, các nhà kinh tế của Moody ước lượng trong giai đoạn trên, sự tăng trưởng tần suất sử dụng thẻ tạo ra khoảng 75,000 việc làm mỗi năm tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh - Bản báo cáo với tên gọi “Ảnh hưởng của Thanh toán điện tử đến sự tăng trưởng kinh tế” đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về ảnh hưởng của thanh toán điện tử đến hơn 70 nền kinh tế trong vòng 4 năm qua. Nhìn chung, sự gia tăng của thanh toán điện tử đã tạo ra trung bình 2.6 triệu việc làm mới mỗi năm và đóng góp 298 tỉ USD vào giá trị GDP, đồng thời, giúp mức chi tiêu gia đình cho hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 0.18% mỗi năm.
Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết, “Kết quả nghiên cứu của Moody một lần nữa khẳng định những lợi ích mà thanh toán điện tử mang đến cho nền kinh tế tại các quốc gia trên khắp thế giới và cụ thể là Việt Nam. Visa cam kết tiếp tục nỗ lực mở rộng mạng lưới thanh toán điện tử khắp Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã thấy được những dấu hiệu khả quan trong sự gia tăng sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cũng như sự phát triển của thương mại điện tử.”
Thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Tổng lượng giao dịch của Visa tăng 34% và mạng lưới chấp nhận thẻ cũng được mở rộng với 38% tăng trưởng trong tổng số điểm bán lẻ (POS) khắp cả nước. Đồng thời, mua sắm trực tuyến thông qua thẻ Visa đã tăng đáng kể, đạt 47% , cùng với tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay ước lượng đã vượt hơn 45 triệu người dùng.
“Chúng tôi vô cùng tự hào khi được đồng hành cùng sự phát triển của hệ thống thanh toán tại thị trường Việt Nam cũng như trong việc giáo dục kỹ năng tài chính thông qua chương trình Kỹ năng quản lý tài chính. Với những cải tiến công nghệ, Visa mong muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng Việt Nam những lợi ích của thanh toán điện tử, mang đến phương thức thanh toán dễ dàng và an toàn, giúp thúc đẩy kinh tế phát triển”, ông Preston chia sẻ.
Trong số các nước được khảo sát trong khu vực, Việt Nam là nước có chỉ số tăng trưởng GDP nhờ vào sự tăng trưởng của thanh toán điện tử cao thứ 2 (0.14%), chỉ đứng sau Thái Lan (0.19%) và xếp trên Singapore (0.1%).
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chính phủ của các nước sẽ được hưởng lợi khi điện tử hóa phương thức thanh toán và môi trường kinh doanh cũng sẽ trở nên ổn định và cởi mở hơn. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử giúp hạn chế tối đa khả năng hình thành nền kinh tế “ngầm” – nền kinh tế bao gồm các hoạt động không chính thức và các giao dịch dựa chủ yếu vào tiền mặt. Vì vậy, thanh toán điện tử giúp lợi nhuận thuế của chính phủ các nước tăng lên, đồng thời cắt giảm chi phí lưu trữ tiền mặt, đảm bảo thanh toán và tạo ra hệ thống tài chính tốt hơn cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số điểm như sau:
- Cơ hội tăng trưởng:
Tầm ảnh hưởng của thẻ thanh toán: Doanh thu từ thẻ tăng trung bình 2.3% từ 2011 tới 2015. Điều này cho thấy tỉ lệ sử dụng thẻ chiếm khoảng 0.4% trong tăng trưởng tiêu dùng. Những nước có nền kinh tế đang tăng trưởng đạt tốc độ tăng trưởng tiêu dùng nhanh hơn thì sẽ có lợi khi có nhiều người dân sử dụng thẻ hơn.
Mức sử dụng thẻ: Tương tự, việc gia tăng lượng người sử dụng thẻ sẽ đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, điển hình là mức tăng trưởng GDP ấn tượng ở các nước như Hungary (0.25%), Các tiểu Vương quốc Ả rập (0.23%), Chile (0.23%), Ireland (0.2%), Ba Lan (0.19%) và Úc (0.19%). Tại hầu hết các quốc gia, mức sử dụng thẻ gia tăng không phụ thuộc vào hiệu suất kinh tế. - Giảm tỉ lệ thất nghiệp:
Nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng đã tạo ra trung bình khoảng 2.6 triệu việc làm mỗi năm trong 70 nước được khảo sát từ năm 2011 đến 2015. Đặc biệt, hai nước có số lượng việc làm tăng nhiều nhất là Trung Quốc (427,000) và Ấn Độ (336,000). Báo cáo ghi nhận thị trường việc làm tại đây tăng đáng kể nhờ vào sự gia tăng của năng suất lao động và tỉ lệ sử dụng thẻ. - Các thị trường mới nổi và các nước phát triển:
Cả thị trường mới nổi lẫn các nước phát triển đều chứng kiến mức tiêu thụ tăng khi người dân sử dụng thẻ nhiều hơn. Tỉ lệ sử dụng thẻ tăng giúp tiêu dùng ở các thị trường mới nổi tăng khoảng 0.2% và ở các nước phát triển tăng khoảng 0.14% trong khoảng từ 2011 đến 2015. Tương tự với GDP lần lượt là 0.08% và 0.11% cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Dự đoán rằng mức tăng trưởng này sẽ còn cao hơn nữa khi tỉ lệ sử dụng thẻ tăng, bất kể mức độ ảnh hưởng của thẻ lên thị trường. - Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai:
Trong số 70 quốc gia được nghiên cứu, Moody’s nhận thấy rằng với 1% tăng trưởng của thanh toán điện tử có thể mang đến giá trị gia tăng xấp xỉ 104 tỉ USD cho mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Nếu không xét thêm những yếu tố khác, tỉ lệ sử dụng thẻ cao có thể giúp GDP tăng trưởng thêm trung bình 0.04% mỗi năm.
Nghiên cứu của Moody’s cũng nhấn mạnh rằng chỉ riêng thanh toán điện tử thì không thể tác động đến sự phát triển của cả nền kinh tế, mà còn cần có sự hỗ trợ của một hệ thống tài chính phát triển và nền kinh tế vững mạnh. Nghiên cứu đề xuất ở quy mô vĩ mô, để thúc đẩy quá trình điện tử hóa các phương thức thanh toán, các quốc gia cần đưa ra những chính sách giảm thiểu tối đa thủ tục không cần thiết, tạo ra nền tảng tài chính vững chắc nhằm khuyến khíc tiêu dùng.
Chi tiết về nghiên cứu và những tài liệu liên quan tại visa.com/MoodysAnalytics.
Về Visa
Visa (NYSE: V) là công ty chuyên về công nghệ thanh toán toàn cầu và kết nối người tiêu dùng, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và chính phủ trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hình thức thanh toán điện tử nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy. Visa đã xây dựng một trong những mạng lưới xử lý tiên tiến nhất thế giới – VisaNet. Mạng lưới này có khả năng xử lý hơn 56,000 giao dịch mỗi giây bao gồm cả ứng dụng chống gian lận dành cho người tiêu dùng và thanh toán bảo đảm dành cho đơn vị chấp nhận thẻ. Visa không phải là ngân hàng, không phát hành thẻ, gia hạn tín dụng hoặc đưa ra các tỷ giá và mức phí cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các cải tiến của Visa cho phép các ngân hàng đối tác cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng của mình: thanh toán ngay với Thẻ Ghi Nợ, thanh toán trước với Thẻ Trả Trước, hoặc thanh toán sau với Thẻ Tín Dụng. Thông tin tham khảo có tại visa.com.vn/ap/vn/aboutvisa/.