1. Sức mạnh của những đánh giá tốt
Tầm quan trọng của các đánh giá tốt là không thể phủ nhận. Đọc qua những đánh giá cao, khách hàng không chỉ thêm tin tưởng mà còn dễ quyết định mua hàng từ bạn. Đánh giá tốt cũng giúp tăng khả năng hiển thị cho doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm, để từ đó bạn có thế thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Không nhận được các đánh giá trực tuyến có thể khiến khách hàng không thể tìm thấy được gian hàng của bạn trên online. Những khách hàng có xu hướng tin cậy vào đánh giá sẽ chỉ chọn xem những mặt hàng được đánh giá cao và họ sẽ không thể thấy được gian hàng hoặc sản phẩm của bạn khi bạn chỉ có những đánh giá kém hoặc không nhận được đánh giá nào cả.
2. Làm thế nào để khách hàng sẵn lòng để lại đánh giá cho bạn?
Nếu bạn có trang web, bước đầu tiên là xem xét các cách thức mà bạn có thể nhắc khách hàng phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mọi người thường không dành thời gian để đánh giá mọi thứ nhưng sẽ dễ dàng để lại đánh giá xấu nếu họ có trải nghiệm không tốt và muốn phàn nàn, góp ý.
Điều này cũng có nghĩa là, khách hàng cần bạn lắng nghe hoặc bù đắp cho họ dù chỉ là một món quà nhỏ, một khoản bồi hoàn hay một phần thưởng rút thăm. Bạn nên hỏi xin đánh giá ngay sau khi khách vừa đặt hàng bằng cách mở hộp hội thoại thông báo, gửi kèm một lời nhắn trong hóa đơn, hoặc để sẵn các tấm thiếp ngay tại điểm bán hàng với thông điệp mong muốn được khách hàng đánh giá.
Các mẹo nhỏ
- Việc kiểm soát tốt các đánh giá tiêu cực sẽ giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng. Ngay cả khi khách không quay trở lại với bạn, việc bạn nghiêm túc ghi nhận đánh giá của họ cũng sẽ khiến họ không chia sẻ thêm với người khác về những trải nghiệm không hay.
- Bạn cũng cần quyết định xem doanh nghiệp của mình đại diện cho điều gì và đâu là ranh giới hạn - chẳng hạn như, bạn sẽ không cần phải xin lỗi trước một đánh giá xấu cụ thể nào đó, điều gì là có thể chấp nhận được và điều gì không, bởi vì bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.